Mô hình học đảo ngược 4-3-1-6: Thúc đẩy sự phát triển tư duy và tính chủ động học tập ở học trò
- 24/04/2023
- 7468 lượt xem
Mô hình học đảo ngược 4-3-1-6 đã được Ms Hoa Junior nghiên cứu, chọn lựa và triển khai trong chương trình học dành cho lứa tuổi tiểu học nhằm thúc đẩy sự phát triển tư duy và tính chủ động học tập ở học trò.
Mô hình lớp học đảo ngược 4-3-1-6
Trong mô hình lớp học đảo ngược, học viên không học theo nguyên tắc của lớp học truyền thống - học trên lớp, làm bài tập về nhà mà hoạt động đó được đảo ngược thành tự học ở nhà với tài liệu và video bài giảng, sau đó làm bài tập, thảo luận, thuyết trình và cùng giáo viên chốt kiến thức trên lớp.
Mô hình lớp học đảo ngược 4-3-1-6 tại Ms Hoa Junior là sự kết hợp hài hòa vai trò của người học, giáo viên, phụ huynh và giáo viên bổ trợ, cụ thể như sau:
4 giờ tự học: Học trò xem bài giảng trực tuyến và tài liệu để tìm hiểu trước về bài học mới trước khi lên lớp. Bên cạnh đó, học trò dùng khoảng thời gian này để làm bài tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức đã được học trên lớp.
3 giờ tương tác với giáo viên: Khi đến lớp, học trò sẽ tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và thuyết trình về phần kiến thức đã tự nghiên cứu trước ở nhà. Giáo viên có vai trò chốt kiến thức, điều phối lớp học với các hoạt động sôi nổi, truyền cảm hứng, thúc đẩy và hỗ trợ học trò thực hành ngôn ngữ ngay tại lớp với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
1 giờ ba mẹ đồng hành cùng con: Ba mẹ thảo luận và giúp con lên kế hoạch học tập tại nhà, đồng thời ba mẹ cần theo sát nhật ký giảng dạy buổi học để nắm được chương trình học của con.
6 giờ học với giáo viên bổ trợ: Giáo viên bổ trợ dành 6 giờ mỗi tuần để hỗ trợ hoạt động học tập trên lớp và tại nhà của học trò, đồng thời phối hợp với phụ huynh giám sát kỷ luật tự học của học trò.
Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược
Nâng cao tính chủ động ở người học
Mô hình lớp học đảo ngược đòi hỏi người học chủ động tìm hiểu trước kiến thức tại nhà thì mới có cơ sở tham gia thảo luận, thuyết trình về các vấn đề liên quan tại lớp, thay vì chờ đợi giáo viên chốt kiến thức trong buổi học.
Mô hình lớp học đảo ngược cũng chú trọng tới sự tương tác giữa người học và giáo viên. Thay vì tiếp nhận kiến thức thụ động thì người học sẽ tham gia xây dựng bài giảng, chốt kiến thức cùng giáo viên.
Giáo viên tại Ms Hoa Junior có nhiệm vụ tạo môi trường cởi mở và hướng dẫn học trò thực hành ngôn ngữ, phát triển tư duy, thúc đẩy sự sáng tạo trong học tập.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong dạy và học
Lớp học đảo ngược tạo cơ hội cho giáo viên, người học, phụ huynh ứng dụng công nghệ liên tục và thường xuyên để hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động tự học tại nhà, học trò cần tiếp cận tài liệu số và bài giảng số để tìm kiếm thông tin, củng cố và nâng cao kiến thức. Giáo viên lồng ghép công nghệ trong hoạt động dạy học, bên cạnh việc dạy học với slide, thầy cô hướng dẫn học trò học với các ứng dụng, trò chơi trực tuyến, bảng cảm ứng, website hỗ trợ học tập,... nhằm mang lại sự hứng thú và trải nghiệm phong phú cho người học.
Thúc đẩy sự phát triển tư duy
So sánh lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống dựa trên thang đo cấp độ tư duy của Bloom
Trong lớp học truyền thống, giáo viên chỉ có thể hướng dẫn, truyền đạt kiến thức giúp học trò đạt 3 mức độ đầu của thang đo cấp độ tư duy là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng (do giới hạn về thời gian). Để đạt đến các mức độ cao hơn, học trò phải nỗ lực tự học và nghiên cứu ở nhà.
Trong lớp học đảo ngược, học trò đạt 3 mức độ đầu bằng việc xem trước tài liệu, video bài giảng ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên; sau đó đến lớp thảo luận, thuyết trình, phản biện cùng giáo viên và bạn bè để đạt 3 mức độ cao.
Mô hình đảo ngược có lợi cho học trò trong việc tiến đến các cấp độ cao trong tư duy, bởi trong quá trình phân tích, đánh giá, sáng tạo (3 cấp độ cao của tư duy), học trò không còn phải tự học một mình, mà có sự kết nối, tương tác trực tiếp trên lớp cùng bạn bè, thầy cô.
Bình luận